Xã hội và nhân khẩu Nam-Bắc_triều_(Trung_Quốc)

Trấn mộ thú thời Bắc Ngụy hoặc Bắc Tề, chủ yếu nhằm bảo vệ linh hồn người mất

Tình hình xã hội và nhân khẩu vào thời Nam-Bắc triều rất phức tạp, nhìn chung có thể phân thành 4 tầng lớp: thứ nhất là thế tộc danh môn hào tộc; thứ hai là "biên hộ tề dân" tự làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay thương nghiệp; thứ ba là "y phụ nhân" phụ thuộc thế tộc cường hào như "bộ khúc" "điền khách" hay "y thực khách", những người chịu sự cai quản của chính quyền thuộc tạp hộ-bách công hộ-binh hộ-doanh hộ cũng được định là "y phụ nhân"; cuối cùng là các nô lệ như "nô tì", "sinh khẩu", "lệ hộ" và các thành dân bị bắt làm tù binh rồi bị buộc phải thiên di.[6]

Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều là thời kỳ chính trị thế tộc, mặc dù hào tộc ở phương bắc có địa vị và quyền lực thấp hơn ở Nam triều, song vẫn ở địa vị rất cao. Số nhân khẩu do thế tộc khống chế gồm "bộ khúc", "điền khách" và "nô lệ" nếu không thể "tự thục" (tự chuộc thân) hoặc "phóng khiển" (phóng thích) thì không thể có được tự do. "Bộ khúc" chủ yếu được sử dụng vào việc tác chiến, do chiến sự giảm thiểu nên tham gia vào hoạt động sản xuất.[65] Do tại Nam triều, "đại gia tộc chế" suy vong khiến "bộ khúc" dần chịu sự khống chế của quốc gia.[66] Nô lệ chủ yếu bắt nguồn từ các nông dân phá sản hoặc là lưu dân, họ là tài sản của địa chủ, do vậy có thể bị địa chủ dùng làm vật thế chấp hoặc để giao dịch. Để ngăn chặn nô lệ chạy trốn, các nô lệ đều bị "kình diện" (Thích chữ bôi mực vào mặt). Nhờ các phương thức như "mi nam vi khách" hay " phát nô vi binh" mà nô lệ có thể chuyển thành điền khách của địa chủ hoặc binh sĩ của quốc gia. Những người tự cày cấy trồng trọt là lực lượng trọng yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đương thời. Họ phải thực hiện các nghĩa vụ tô điều, tạp thuế, lao dịch và binh dịch cho triều đình; vì thế mà nhiều nông dân tự canh đã phá sản và phải lưu vong, trở thành bộ khúc hoặc điền khách của thế tộc. Thời Nam-Bắc triều vẫn tiếp tục thi hành "thế binh chế" có từ thời Tam Quốc, các "binh hộ" truyền đời đảm nhiệm việc binh, thời bình cũng phải nộp tô điều. Do thợ thủ công nghiệp rất ít, cho nên quan phủ khống chế hết sức nghiêm ngặt với "tạp hộ" hoặc "bách công hộ", "bách công hộ" sau khi chuyển sang khu vực sản xuất của quan phủ thì hình thành nên các phố xưởng, truyền nghề cho thế hệ sau. Nếu như quý tộc và quan lại tự chiếm bách công hộ thì thường sẽ bị trừng trị. Tại Bắc triều còn có "tân dân" và "thành dân"; "tân dân" là những người dân hoặc thợ thủ công thuộc các dân tộc di dời quy mô lớn đến khu vực thủ đô dưới thời Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế nhằm tăng cường quốc lực, xét theo số khẩu mà được nhận ruộng; "thành dân" là những người dân bị chinh phục, bị buộc phải thiên di, được bố trí đến sống tại các châu và có thân phận giống như nô lệ; thành dân có cấu trúc dân tộc phức tạp và phân bố trên quy mô rộng.

Ở phương nam, vào khoảng thời Tấn mạt-Tống sơ, mô hình đại gia đình chuyển thành tiểu gia đình, người trong cùng một gia tộc không làm chung nghề phải lên đến bảy phần,[67] lạnh nhạt với nhau. Điều này là do sau khi tông tộc phát triển, các gia đình giàu nghèo khác biệt, nếu như không cùng chung hoạn nạn từ bên ngoài thì sẽ dễ dàng phân ly; do đó phương thức đánh thuế dựa trên đại gia tộc trở nên vô dụng. Ở phương bắc, do ngoại tộc cần đoàn kết hợp tác nên vẫn duy trì được chế độ đại gia tộc. Do người Hán có cơ hội được tham gia chính quyền của người Hồ, truyền thống văn hóa và thể chế của Trung Quốc dần dần tiếp nhận các yếu tố ngoại tộc, song vẫn còn thịnh hành các phong tục như "tài hôn".[68][69]

Người Túc Đặc thời Bắc Tề

Thời Nam-Bắc triều, các dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp diễn ra Hồ-Hán dung hợp văn hóa, các dân tộc du mục trên thảo nguyên phương bắc không ngừng Hán hóa trong quá trình tiến vào Trung Nguyên, trong khi các thế tộc người Hán do muốn tránh chiến loạn nên đem gia đình dời đến phương nam, xúc tiến việc người Hán và các dân tộc khác ở phương nam tiến hành tiếp xúc và dung hợp. Do đó, người Hán vào thời Tùy-Đường không giống như người Hán vào thời Tần-Hán, các dân tộc ở hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang lấy người Hán làm chủ thể mà dụng hợp và hình thành nên "tân Hán tộc".[70] Loạn Vĩnh Gia từ thời Tấn khiến một lượng lớn người Hán dời đến Giang Nam, vào sơ kỳ Đông Tấn người ta dùng phương thức thiết lập kiều châu, quận, huyện nhằm an phủ lưu dân phương bắc, đồng thời cho hưởng mức thuế thấp. Tuy nhiên, do kiều dân và cư dân bản địa hỗn tạp, ảnh hưởng đến việc thu thuế của triều đình. Do vậy vào trung hậu kỳ thời Đông Tấn, chính quyền thực thi "thổ đoạn", cho kiều dân phương bắc nhập hoàng tịch tại địa phương, cùng gánh vác trách nhiệm phú dịch với nhân dân địa phương. Thời Nam triều, chính quyền 5 lần lần tiến hành "thổ đoạn", trong đó "Nghĩa Hy thổ đoạn" do Tống Vũ Đế Lưu Dụ tiến hành vào năm 413 là đáng kể nhất, khiến cho các châu huyện của kiều dân dần dần biến mất.[71] Loạn Vĩnh Gia khiến người Hán phương bắc dời đến phương nam, song vẫn còn một bộ phận lưu lại phương bắc sống cùng với các dân tộc du mục. Do người Hồ thiếu kinh nghiệm thống trị Trung Nguyên, do vậy họ trọng dụng thế tộc người Hán để trị lý quốc gia, khiến văn hóa hai bên vay mượn của nhau, dần dần hình thành dung hợp văn hóa. Ví dụ như vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc, quân chủ các nước hợp tác với người Hán, cuối cùng khiến một bộ phận người Hồ ở Trung Nguyên chuyển hóa thành người Hán.;[72] Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thúc đẩy phong trào Hán hóa, dung hợp hoàng tộc Tiên Ti với thế tộc người Hán, đổi họ của hoàng tộc từ "Thác Bạt" sang "Nguyên", cấm dùng tiếng Tiên Ti; Thượng trụ Tây NgụyVũ Văn Thái nghe theo kiến nghị của Tô Xước mà lập chính sách Quan Trung bản vị. Tuy nhiên, quá trình dung hợp không thể tránh khỏi sản sinh xung đột tư tưởng, đấu tranh chính trị hoặc xung đột chủng tộc. Ví dụ như Bắc Ngụy Thái Vũ Đế nhân "sự kiện tu quốc sử" mà diệt tông tộc của trọng thần Thôi Hạo và các họ khác có liên hệ. Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thúc đẩy phong trào Hán hóa khiến cho quý tộc Tiên Ti ở Lạc Dương và người Tiên Ti ở Lục trấn xảy ra mâu thuẫn, phát sinh phong trào Tiên Ti hóa để phản kháng văn hóa Hán, cuộc cùng dẫn đến loạn Lục trấn. Đông NgụyBắc Tề do người Tiên Ti Lục trấn và người Hán bị Tiên Ti hóa làm chủ, duy trì tinh thần thượng võ, đề xướng văn hóa Tiên Ti,[73] cực lực bài xích văn hóa Hán.[8] Cuối cùng triều Bắc Chu dung hợp văn hóa Hồ-Hán và triều Tùy Hán hóa tiêu diệt triều Bắc Chu và Trần, khởi đầu cho đế quốc Tùy-Đường mang tính chất "Thiên hạ một nhà".[74]

Bảng nhân khẩu thời Nam-Bắc triều
Niên đạiSố hộSố khẩuGhi chú
Năm Đại Minh thứ 8 (464) thời Lưu Tống Hiếu Vũ Đế906.874 hộ4.685.501 người
Năm Đại Đồng thứ 5 (539) thời Lương Vũ Đếkhông rõkhoảng 11.000.000 người
Năm Thái Thanh thứ 3 (548) thời Lương Vũ Đếkhông rõkhoảng 12.000.000 người
Năm Thái Kiến thứ 9 (577) thời Trần Tuyên Đế600.000 hộ2.400.000 ngườiTrong loạn Hầu Cảnh, một lượng lớn nhân khẩu khu vực trung hạ du Trường Giang thiệt mạng, đất Thục mất về tay Tây Ngụy từ 552-553
Năm Chính Quang thứ 1 (520) thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế5.000.000 hộ30.000.000 người"Văn hiến thông khảo" thuyết "thời này hộ khẩu tối thịnh,
tăng gấp bội so với thời Thái Khang nhà Tấn"
Thời điểm Bắc Ngụy phân thành Đông Ngụy và Tây Ngụy (534)3.375.368 hộkhông rõ
Năm Thừa Quang thứ 1 (577) thời Bắc Tề Ấu Chủ3.032.528 hộ20.006.880 người
Năm Đại Định (581) thời Bắc Chu Tĩnh Đế4.622.528 hộ29.016.484 người
Ghi chú: Số liệu lấy từ[75] Số liệu có sự sai lệch, trong thực tế số hộ khẩu cao hơn khá nhiều.